Khái niệm sân golf course là gì? Trải nghiệm golf course thật đẹp



Golf Course là một thuật ngữ quen thuộc với các Golfer để chỉ khu vực sân diễn ra các trận thi đấu Golf. Golf Course bao gồm 5 phần chính, cụ thể  từng phần mang những ý nghĩa gì và đóng vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách chính xác golf course là gì ngay bây giờ!

1. Golf course là gì?

Golf Course có tên gọi khác là Golf – Links, đây là thuật ngữ được sử dụng trong Golf với ý nghĩa chỉ khu vực sân được lựa chọn để tổ chức các trận thi đấu Golf. Một sân Golf đạt yêu cầu sử dụng trong Golf Course phải có quy mô 9 lỗ hoặc 18 lỗ. Với sân 9 lỗ, người tham dự thi đấu sẽ thực hiện chơi 2 lượt để đáp ứng tiêu chuẩn như sân 18 lỗ.

Một sân Golf Course cần đầy đủ 5 thành phần chính bao gồm: Lỗ Golf, Tee Box, Fairway, Green, Rough và Hazards.

Golf course là gì?

2. 5 phần chính của một golf course

Mỗi thành phần thuộc Golf Course sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình diễn ra các trận thi đấu. Cụ thể ý nghĩa và vai trò của mỗi thành phần như sau:

2.1 Teebox Golf Course

Phần đầu tiên thuộc Golf Course là gì? Đây chính là Teebox, đây được đánh dấu là khu vực phát bóng trong các trận thi đấu Golf. Tuy nhiên, nhiều người đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Tee box và Tee. Đầu tiên Tee box còn có thể gọi với cái tên khác là Teeing Tee Box cần có bề mặt phẳng và cỏ mềm nhằm đảm bảo đường đi bóng chính xác, tầm nhìn bao quát xa nhất.

Đa số tại các sân Golf hiện nay, với mỗi lỗ Golf sẽ có nhiều hơn một Teebox tương ứng với có nhiều điểm bắt đầu thực hiện kỹ thuật Swing trong Golf khác nhau. Tuy nhiên, mọi Golfer khi tham gia thi đấu sẽ được yêu cầu phát bóng tại điểm nằm giữa 2 điểm đánh dấu ở mỗi Teebox và đặt sau Maker.

Teebox là khu vực đặt bóng 
Teebox là khu vực đặt bóng

2.2 Fairway

Fairway là một khái niệm thứ 2 thường xuyên bị hiểu sai trong Golf. Theo khái niệm chính xác, Fairway là khoảng đất nằm giữa Teebox và lỗ Golf. Đây là khu vực bề mặt cỏ được cắt ngắn, là điểm tiếp xúc hoàn hảo để các golfer có được đường bóng hoàn hảo và chính xác nhất. Cú Swing được đánh giá tiềm năng nhất là khi bóng rơi vào khu vực Fairway. Do đó, các Golfer luôn luyện tập để bóng có thể tiếp đất vào đúng khu vực Fairway.

2.3 Green

Green là khái niệm chỉ khu vực có chứa hố Golf. Tại vị trí này, phần cỏ sẽ được cắt ngắn và tương đối mềm. Các Golfer sẽ thực hiện cú đánh Putting cuối cùng để mang về kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, để làm được điều này, các Golfer cần luyện tập cách đọc Line trên khu vực Green.  Với mỗi mặt Golf Course sẽ được thiết kế các vật cản, thử thách và các bẫy khác nhau nhằm tạo ra độ khó trong các trận đấu.

Green là khu vực có chứa hố Golf
Green là khu vực có chứa hố Golf

2.4 Rough

Rough thuật ngữ dùng để chỉ là các đường Line trên Fairway. Đây được coi là những khu vực tạo ra thử thách với người chơi khi có phần cỏ dài ngắn khác nhau, có tương đối cứng. Do vậy, nếu cú rơi của bóng vào các đường Rough người chơi sẽ rất khó khăn để đánh bóng ra khỏi khu vực này. Đồng thời, đường bóng sẽ bị mất chính xác và dễ mất điểm. Vì vậy, người chơi cần học các xác định được các khu vực Rough để tránh ảnh hưởng đến kết quả thi đấu.

2.5 Hazards

Hazards là thuật ngữ chỉ chung các thử thách, chướng ngại vật và những nguy hiểm trên một sân Golf. Đây có thể là: Các hầm, hố nước, Bunker. Trong đó, Bunker là các bẫy cát được tạo ra khi thiết kế Golf Course nhằm nâng cao độ khó của các thử thách đem tới cho người chơi.

Tùy vào ý đồ của từng người thiết kế mà các hố nước, Bunker sẽ có độ sâu và diện tích khác nhau. Thông thường, chúng sẽ nằm gần khu vực Green hoặc nằm trên Fairway. Tuy nhiên, trong các giải đấu, các hồ nước sẽ được đánh dấu bằng cọc đỏ và Bunker được đánh dấu bằng cọc vàng. Nhờ đó, người chơi có thể quan sát được các dấu hiệu này để tạo ra các đường bóng chính xác hơn.

Hazards là tên gọi chung của các chướng ngại vật và thử thách được tạo ra
Hazards là tên gọi chung của các chướng ngại vật và thử thách được tạo ra

3.  Tiêu chí phân loại Golf Course?

Trong Golf Course có 3 tiêu chí để phân loại, chúng bao gồm:

  • Quyền hạn tham gia
  • Địa hình sân
  • Kích thước và độ dài của sân

3.1 Phân loại Golf Course dựa trên quyền hạn tham gia

Phân loại Golf Course là gì? Dựa trên quyền hạn nào?

Dựa trên tiêu chí quyền hạn tham dự, Golf Course được chia thành 3 loại: Sân Golf cộng đồng (Public), sân golf bán riêng tư hoặc nghỉ dưỡng (Semi – Private & Resort) và sân Golf riêng tư ( Private Course).

  • Sân golf cộng đồng (Public): Là loại sân tất cả mọi người đều có thể tham gia và hoàn toàn không mất khoản chi phí hội viên. Khi chơi tại các sân Golf cộng đồng, chi phí Golfer phải bỏ ra là chi phí sân cỏ. Tuy nhiên, loại sân này chưa xuất hiện tại Việt Nam mà hiện chỉ có tại Trung Quốc, California Mỹ hoặc Texas Mỹ.
  • Sân golf bán riêng tư và nghỉ dưỡng (Semi – Private Resort): Đây là loại sân nằm trong các tổ hợp khu nghỉ dưỡng cao cấp. Loại sân này người tham dự sẽ cần mua thẻ hội viên dài hạn. Với khách nghỉ dưỡng tại Resort và hội viên sẽ được ưu tiên khi lựa chọn giờ chơi. Còn lại, những người chơi tự do sẽ mất khoản chi phí cao hơn và chỉ được lựa chọn một số giờ chơi nhất định. Tại Việt Nam có thể kể đến một số sân như: FLC Quy Nhơn, Sân Vinpearl Golf Nam Hội An, The Bluffs Ho Tram Strip…

 

Mô hình sân Golf bán riêng tư và nghỉ dưỡng là mô hình thông dụng nhất tại Việt Nam
Mô hình sân Golf bán riêng tư và nghỉ dưỡng là mô hình thông dụng nhất tại Việt Nam
  • Sân golf riêng tư (Private course): Đây là loại hình sân cao cấp và chỉ được sử dụng khi đăng ký trở thành hội viên hoặc tham gia với vai trò là khách của hội viên. Loại sân này đòi hỏi chi phí đắt đỏ và số lượng hội viên tham gia có giới hạn. Tại Hà Nội hiện nay có sân Golf Vân Trì thuộc loại hình sân Golf riêng tư. Mức phí trung bình người chơi phải chi trả để trở thành hội viên là 132.000 USD. Với thẻ công ty, để ghi danh 3 người trở thành hội viên cần đóng khoản phí lên tới gần 10.000.000.000 VNĐ ( 10 tỷ đồng). Với khoản phí trên, các Golfer sẽ được trải nghiệm sân Golf cùng các tiện ích đi kèm kéo dài trong 17 năm tiếp theo.

3.2 Phân loại sân Golf Course dựa theo địa hình sân

Xét theo tiêu chí địa hình sân, Golf Course được chia làm 4 loại: Sân Golf công viên, sân Golf gò cát, sân Golf sa mạc, sân Golf cổ. Cụ thể đặc thù của từng sân như sau:

  • Sân golf gò cát (Links Course): Đây là những sân nằm ở vị trí sát bờ biển, nó bao gồm những dải cát mỏng, cồn cát cùng các thảm cỏ và người chơi phải đối mặt với tình trạng gió lớn kéo dài quanh năm. Các sân Golf gò cát tại Việt Nam có thể kể đến: KN Golf Links Cam Ranh, The Bluffs Ho Tram Strip, Vinpearl Nam Hội An…

 

Hình ảnh sân Golf gò cát điển hình
Hình ảnh sân Golf gò cát điển hình
  • Sân golf công viên (Parkland Course): Với ý tưởng thiết kế mang phong cách như một công viên với nhiều cây cổ thụ. Sân golf này mang đặc điểm có phần Fairway xanh tốt và luôn được cắt tỉa kỹ càng. Một số giải lớn đã được tổ chức tại các mô hình sân Golf công viên, điển hình phải kể đến The Masters.
  • Sân golf sa mạc (Desert course): Đây là loại sân vô cùng ấn tượng khi được xây dựng hoàn toàn trên sa mạc cũng như các vùng đất khô cằn. Sân Golf sa mạc xuất hiện phổ biến tại khu vực Tây Nam Hoa Kỳ. Nơi đây luôn thu hút sự tò mò của các Golfer nhờ các trải nghiệm mới lạ nó mang lại.

 

Hình ảnh sân Golf sa mạc 
Hình ảnh sân Golf sa mạc
  • Sân golf cổ (Heath-land course): Là những sân Golf có đặc điểm Fairway tương đối lớn và quanh co. Trong sân có xuất hiện các chướng ngại vật như một số cây thạch thảo hoặc cây thông. Sân Golf cổ hiện nay xuất hiện phổ biến tại các quốc gia như: Anh, Ireland.

3.3 Phân loại Golf course theo kích thước, độ dài

Hiện nay đã có một số quy chuẩn để phân loại Golf course sân dựa theo kích thước và độ dài, cụ thể như sau:

  • Sân 18 hố: Đây là sân đạt tiêu chuẩn thế giới, nó cần có chiều dài tối thiểu là 5200 Yard, Par 66 với thiết kế 9 hố trước và 9 hố sau.
  • Sân 9 hố: Mặc dù có kích thước nhỏ hơn sân 18 hố nhưng nó vẫn cần có đủ các hố chuẩn par 3, 4, 5 với chiều dài theo quy định. Trong các giải đấu thực hiện trên sân 9 hố, người chơi cần thực hiện 2 lượt chơi để đạt tiêu chuẩn tương đương với sân 18 lỗ.
  • Sân thực hành (Executive course): Sân thực hành có tổng cộng 9 hố. Tuy nhiên, nó được thiết kế với số lượng hố chuẩn par 3 nhiều hơn hẳn so với hố par 4 và par 5.
  • Sân par-3: Sân Par 3 dùng để chỉ các sân vẫn đảm bảo có tổng 9 hố, tuy nhiên sân chỉ được thiết kế 1 loại hố chuẩn par 3 duy nhất. Loại sân này thích hợp với những Golfer mới tập chơi.
  • Sân tiếp cận (Approach course): Giống với sân Par – 3, sân tiếp cận cũng chỉ có duy nhất 1 loại bố chuẩn Par 3. Tuy nhiên khoảng cách giữa mỗi hố ngắn nên đặc biệt thích hợp có những Golfer đang muốn tập kỹ thuật Pitching và Chipping.
Sân Golf tiếp cận là loại sân Golf rất phù hợp để luyện tập kỹ thuật Pitching và Chipping
Sân Golf tiếp cận là loại sân Golf rất phù hợp để luyện tập kỹ thuật Pitching và Chipping

Có thể thấy rằng những khái niệm về Golf Course là gì cũng như các thành phần của nó thường xuyên bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, với những thông tin chúng tôi đưa đến bạn kể trên, chắc chắn rằng bạn đã có những hiểu biết chính xác về từng thành phần của một Golf Course. Tìm hiểu thêm các bài viết hữu ích tại Website Quà Việt.

Xem thêm: