LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẸP LÒNG NHÂN VIÊN?

Nhân viên là tài sản của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại, không phải chỉ cần tuyển dụng nhân tài mà còn phải có “chiến thuật” giữ chân họ ở lại cống hiến với doanh nghiệp lâu hơn, nhiều hơn. Trong kinh doanh, thành công lớn nhất của một doanh nghiệp không phải là việc doanh nghiệp đó tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận, mà điều quan trọng là doanh nghiệp đó đã đem lại những gì cho nhân viên của mình. Do vậy, nhân viên luôn đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.

Là một nhà lãnh đạo, bạn nên biết cách chinh phục nhân viên bằng cái uy của mình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa sếp lúc nào cũng quát tháo, dọa nạt nhân viên và chăm chăm làm theo quy tắc một cách cứng nhắc. Đào tạo được một nhân viên giỏi đã khó những giữ chân được nhân viên đó ở lại phục vụ cho tổ chức của mình lại càng khó hơn. Nếu chủ doanh nghiệp không khôn khéo, rất có thể công ty sẽ mất đi nguồn nhân lực dồi dào quyết định thành công – đó là những nhân viên ưu tú nhất.

Chinh phục và làm đẹp lòng nhân viên chính là bí quyết thành công của các nhà lãnh đạo

Chinh phục và làm đẹp lòng nhân viên chính là bí quyết thành công của các nhà lãnh đạo

Dưới đây là một số bí quyết đơn giản để nhà lãnh đạo có thể “lấy lòng” nhân viên:

Xây dựng niềm tin

Niềm tin cần phải được thể hiện ở cả 2 phía: niềm tin từ lãnh đạo đối với nhân viên và ngược lại, niềm tin của nhân viên dành cho người lãnh đạo. Là người đứng đầu công ty, bạn cần chứng tỏ cho nhân viên thấy được sức mạnh của tinh thần đoàn kết và ý chí của nhà lãnh đạo, giúp cho họ cảm thấy yên tâm khi làm việc với bạn. Đồng thời, lãnh đạo cần tin tưởng ở nhân viên và động viên họ cố gắng hết mình vì công việc.

Văn hóa

Một doanh nghiệp biết xây dựng và tổ chức văn hóa sẽ tạo nên không gian vui vẻ, thoải mái, mở ra nhiều ý tưởng, lĩnh hội nhiều động lực cho nhân viên. Văn hóa công ty ở đây bao gồm cả những hoạt động tổ chức, gắn kết tập thể, tạo dựng bầu không khí văn hóa lành mạnh cho nhân viên để mỗi ngày đến công ty, họ luôn thích thú và có cảm hứng làm việc. Nếu xây dựng được văn hóa tổ chức, nó sẽ trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên.

Tạo dựng bầu không khí văn hóa lành mạnh giúp nhân viên luôn thích thú và có cảm hứng làm việc

Tạo dựng bầu không khí văn hóa lành mạnh giúp nhân viên luôn thích thú và có cảm hứng làm việc

Định hướng và mở ra nhiều cơ hội

Hầu hết nhân viên đều tìm kiếm những cơ hội, cơ hội tăng lương, cơ hội thăng tiến, cơ hội học tập phát triển. Và vì vậy, bạn cần định hướng, tạo điều kiện giúp cho nhân viên có cơ hội hoàn thành mơ ước. Một buổi nói chuyện thân mật, một cuộc trò chuyện ngắn ngủi cũng có thể giúp bạn hiểu hơn định hướng nghề nghiệp và khát vọng trong tương lai của nhân viên. Chớ nghĩ rằng, mở ra nhiều hơn sự lựa chọn cho họ là bạn sẽ mất đi nhân tài. Bởi khi bạn giúp đỡ một ai đó, họ sẽ trả lại cho bạn nhiều hơn những gì bạn mong đợi.

Khen thưởng – Công nhận

Một số nhân viên thích được khen thưởng bằng việc tăng lương, nghỉ phép, đi du lịch… Điều đó không hề khó khăn đối với các nhà lãnh đạo. Nhưng cái nhân viên cần nhất, bao giờ cũng là sự công nhận. Họ cần sự đánh giá chính xác cho những cố gắng và nỗ lực suốt một thời gian dài. Họ cần sự thừa nhận từ đồng nghiệp và cấp trên.

Việc ghi nhận, khen thưởng nên được cân nhắc bằng lương thưởng, du lịch hoặc tặng phẩm

Việc ghi nhận, khen thưởng nên được cân nhắc bằng lương thưởng, du lịch hoặc tặng phẩm

Tiền bạc rồi cũng sẽ bị quên lãng, chỉ có những tặng phẩm ghi nhận là luôn tồn tại với thời gian. Kỷ niệm chương chính là tấm bảng vinh danh xuất sắc và hợp lý nhất dành cho những con người tài giỏi đã có những đóng góp nhiệt thành cho sự thành công của doanh nghiệp bạn. Việc nhận kỷ niệm chương sẽ làm đẹp lòng nhân viên và còn tạo động lực cho người khác noi theo. Hoặc đôi khi, sự ghi nhận chỉ đơn giản là một lời khen, một cái gật đầu, một cái bắt tay, hay thậm chí một ánh mắt trìu mến từ sếp… cũng đủ làm nhân viên “mát lòng”.

Lương thưởng

Suy cho cùng, con người làm việc là vì tiền. Vì thế, sẽ là vô nghĩa nếu như nhà lãnh đạo không thể cung cấp những đảm bảo về mặt tài chính cho nhân viên. Hãy cân nhắc tăng lương cho những thành phần được xem là nhân tài của công ty. Tuy nhiên, cũng cần “công tư phân minh”, tránh tình trạng tăng lương, khen thưởng cho người này nhưng người kia giỏi hơn lại không được công nhận. Như vậy, vô tình, bạn sẽ tạo nên văn hóa đố kỵ, ghen ghét trong chính doanh nghiệp của mình và rất dễ tuột mất nhân tài một cách vô cớ.

Kỷ niệm chương – Tặng phẩm vinh danh lưu giữ những nỗ lực và thành công theo thời gian