Mẫu quyết định khen thưởng học sinh dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc soạn các quyết định khen thưởng trong nhà trường sao cho nhanh chóng và chuẩn xác nhất.
Trong một năm học có rất nhiều hoạt động khen thưởng học sinh được tổ chức. Ngoài hai đợt khen thưởng lớn nhất năm là sơ kết và tổng kết, còn rất nhiều dịp khen thưởng khác như các cuộc thi học thuật, rung chuông vàng, đường lên đỉnh Olympia, các hoạt động văn nghệ, thể thao, phong trào ngoại khoá, thi đua giờ học tốt – tuần học tốt, hoa điểm 9 – 10,…. Song song với đó, rất nhiều quyết định khen thưởng học sinh cũng được ban hành.
Bố cục quyết định khen thưởng học sinh
Theo mẫu quyết định khen thưởng học sinh hiện hành thì quyết định khen thưởng gồm những phần cơ bản dưới đây:
- Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, tên quyết định. Lưu ý tên quyết định phải ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện được nội dung cần thiết.
- Phần căn cứ: bao gồm các căn cứ để thành lập quyết định, chẳng hạn: căn cứ thông tư/nghị định/quyết định có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, căn cứ đề nghị của hội đồng thi đua, khen thưởng, căn cứ vào kết quả thi đua, học tập, rèn luyện của học sinh,…
- Phần nội dung: Bao gồm tổng số học sinh được khen thưởng, số học sinh được khen thưởng ở từng hạng mục, hình thức khen thưởng (giấy khen, hoa, quà tặng,…), giá trị phần thưởng, nguồn kinh phí sử dụng cho hoạt động khen thưởng, hiệu lực thi hành của quyết định và các cá nhân, tập thể có trách nhiệm thực hiện quyết định này.
- Phần kết thúc: ngày tháng ban hành, chữ ký của người ban hành quyết định và con dấu của cơ quan ban hành quyết định đó.
Ban hành kèm theo quyết định là danh sách cá nhân, tập thể được khen thưởng. Lưu ý, quyết định khen thưởng học sinh cần phải tuân thủ đúng các yêu cầu về thể thức trình bày, bố cục và nội dung của một văn bản quyết định. Văn phong ngắn gọn, rõ gàng, khoa học. Ngôn ngữ súc tích, dễ hiểu, không thừa không thiếu.
Mẫu quyết định khen thưởng học sinh
Về cơ bản, mẫu quyết định khen thưởng học sinh ở các cấp học đều giống nhau về bố cục, thể thức, văn phong…, chỉ khác nhau ở một số nội dung chi tiết của quyết định.
Trong một năm học, có rất nhiều các cuộc thi, phong trào,… nên hoạt động khen thưởng được tổ chức khá thường xuyên. Có nhiều hình thức khen thưởng khác nhau: bằng khen, vật chất, cúp mini học sinh… Mục đích của việc khen thưởng là biểu dương, ghi nhận những thành tích mà học sinh đã đạt được, động viên các em tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữa và tạo môi trường thi đua tích cực, lành mạnh trong nhà trường.
Để việc khen thưởng đạt hiệu quả như trên, ngoài các yếu tố về hình thức khen thưởng, nội dung, đối tượng khen thưởng thì tặng phẩm vinh danh cũng đóng vai trò quan trọng. Các tặng phẩm đẹp, đúng với lứa tuổi, sở thích học sinh và phù hợp với nội dung được khen sẽ khiến các em thích thú, hào hứng và cố gắng nhiều hơn.
Xem thêm: Cách đánh giá khen thưởng học sinh tiểu học hiện hành