Lựa chọn một món quà mang nặng ý nghĩa tinh thần hay đơn thuần giá trị vật chất là câu hỏi có nhiều người băn khoăn. Cũng có không ít các bài tranh luận về việc nên lựa chọn quà tặng theo xu hướng nào? Thật ra, mỗi món quà đều ẩn chứa những giá trị riêng, thông thường bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh văn hóa thì quà tặng nào mới là điều người nhận mong đợi nhất?
Quà tặng mang giá trị vật chất hay ý nghĩa tinh thần được người nhận yêu thích
Quà tặng nặng vật chất – tầm thường
Một quà tặng mang nặng ý giá trị vật chất thật sự bình thường đến mức tầm thường. Nó không bao hàm ý nghĩa mong muốn trao gửi yêu thương đến cho người nhận. Mà thực sự nó giống như một lời nhờ vả, xin xỏ, lấy lòng. Cấp dưới tặng Sếp một chiếc đồng hồ Rolex hàng trăm triệu cũng chỉ mong được chiếu cố trong đợt bầu chọn trưởng phòng sắp tới của công ty. Một phụ huynh tới nhà tặng cô giáo một lọ nước hoa Pháp trị giá hàng chục triệu đồng há chẳng phải vì muốn cô chiếu cố cho con mình trong kì thi cuối khóa này, để giúp cháu dễ dàng vào được trường điểm lớp 6 hay sao?… Đó chỉ là đơn cử một vài trường hợp điển hình trong xã hội – nơi mà văn hóa chuộng “quà tặng vật chất” là thước đo các giá trị năng lực của con người.
Quà tặng hoàn toàn có ý nghĩa tinh thần – không phù hợp với xu hướng chung
Một anh chàng trong 4 năm quen nhau chỉ toàn tặng người yêu những món đồ handmade xinh xắn dễ thương. Lúc đầu, cô nàng tự hào khoe người yêu khéo tay trên facebook. Nhưng lâu dần, cô cảm thấy có chút hụt hẫng khi bạn A được người yêu tặng một bó hoa hồng to, bạn B được tặng một chiếc điện thoại cảm ứng đời mới… Rõ ràng thời buổi này không thể còn kiểu yêu “một túp lều tranh hai trái tim vàng” nữa.
Một món quà trao gửi đầy đủ cả hai yếu tố sẽ dung hòa mối quan hệ của bạn
Công ty X có chương trình tặng quà tri ân cho khách hàng nhưng chỉ tặng những thứ “để trưng” cho đẹp mắt mà chẳng có lợi ích gì. Công ty Y thiết thực hơn, tặng áo đi mưa có in logo công ty, tặng ly thủy tinh có slogan của công ty… Rõ ràng, khách hàng sẽ thích thú với những quà tặng thiết thực của công ty Y hơn.
Kết luận
Những tặng phẩm quá thuần về giá trị vật chất, hoàn toàn không thể hiện được thành ý của người nhận. Những tặng phẩm tinh thần khó mang lại niềm vui trọn vẹn cho người nhận. Do đó, hãy hài hòa cả ý nghĩa tinh thần lẫn vật chất để vừa trao gửi yêu thương, vừa làm đẹp lòng người nhận. Hãy để quà tặng dẫn nhịp yêu thương, dẫn lối thành công theo cách hiểu đúng đắn và ý nghĩa nhất.