Mục lục
Việc đánh giá, khen thưởng học sinh tiểu học hiện nay tham chiếu thông tư 22 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tập trung vào đánh giá sự phát triển toàn diện của học sinh trong cả quá trình chứ không chỉ căn cứ vào một bài kiểm tra hay điểm số.
Mục đích của cách đánh giá này là không nhằm so sánh, xếp hạng học sinh mà chỉ động viên, khích lệ, giúp các em tự tin, hứng thú hơn trong học tập. Đồng thời, giảm bớt căng thẳng, áp lực học tập cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi nhỏ cũng như hạn chế áp lực thành tích cho giáo viên, nhà trường và phụ huynh.
Nguyên tắc đánh giá khen thưởng học sinh
Việc đánh giá học sinh định kỳ (cuối học kỳ hay năm học) sẽ căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên. Đối với các môn học, kết quả đánh giá được chia thành ba mức: “Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành”, “Chưa hoàn thành”. Đối với các tiêu chí về năng lực, phẩm chất cũng gồm 3 mức: “Tốt”, “Đạt”, “Cần cố gắng”. Điều này dẫn đến những thay đổi trong việc khen thưởng học sinh cuối năm. Thay vì xếp loại học sinh giỏi, tiên tiến như trước đây, việc khen thưởng học sinh tiểu học được chia thành hai hạng mục:
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận;
Đối với học sinh ở lứa tuổi nhỏ như tiểu học, việc khen thưởng này được đánh giá là có nhiều ưu điểm, tiến bộ so với trước đây. Mục đích của khen thưởng học sinh tiểu học là nhằm tăng thêm tính động viên, khích lệ, giúp các em tự tin phát huy sở trường của mình và có thêm động lực phấn đấu. Việc khen thưởng tuyệt đối không nên gây áp lực, tạo sự so sánh hay xếp hạng giữa các em. Bởi vì bản thân mỗi học sinh có năng lực, sở trường khác nhau, do vậy việc khen thưởng, khích lệ ở một môn học, một mặt nào đó sẽ giúp các em phát huy hơn nữa năng lực vốn có của mình. Hình thức đánh giá, khen thưởng này cũng góp phần giảm bớt những gánh nặng thành tích, tiêu cực trong giáo dục, giúp môi trường giáo dục trở nên công bằng và nhân văn hơn.
Khen thưởng học sinh tiểu học hiện hành theo thông tư 22
Bên cạnh việc đổi mới cách đánh giá, xếp loại, nhiều trường học cũng đã bắt đầu đổi mới hình thức khen thưởng để phát huy tối đa ý nghĩa của hoạt động khen thưởng đối với học sinh. Từ những quan sát thực tế, nhiều trường nhận định rằng tặng phẩm có vai trò quan trọng đối với tâm lý học sinh. Những tặng phẩm đẹp, đúng sở thích sẽ khiến các em hào hứng và thích thú hơn, đặc biệt là học sinh tiểu học. Vì vậy, cần chú trọng khâu lựa chọn tặng phẩm sao cho phù hợp với lứa tuổi, sở thích và nội dung vinh danh.
Những phần thưởng mới lại như cúp, bảng vinh danh hay biểu trương vinh danh là lựa chọn phù hợp cho các dịp khen thưởng. Không chỉ độc đáo, mới lạ, các trường còn có thể đặt thiết kế riêng theo yêu cầu và in khắc tên học sinh để tăng thêm ý nghĩa cho món quà. Đây cũng là những tặng phẩm được nhiều học sinh, phụ huynh yêu thích.