Những trò chơi kết bạn thú vị cho trẻ mẫu giáo

Trò chơi kết bạn tích hợp vận động sẽ giúp trẻ làm quen với nhau một cách tự nhiên và vui vẻ nhất vào những ngày đầu đến trường còn nhiều bỡ ngỡ. Không chỉ đem lại niềm vui, trò chơi này còn giúp các em sớm quen với bạn bè, thầy cô và trường lớp.

>> Trò chơi tập thể trí tuệ giúp phát triển kỹ năng

nhung-tro-choi-ket-ban-thu-vi-cho-tre-mau-giao-anh-1
Trò chơi kết bạn kết hợp vận động rất tốt cho sự phát triển của trẻ

Trò chơi tập thể cho bé mẫu giáo

Trò chơi kết bạn – Củ và lá

Mục đích:

  • Giúp trẻ bước đầu biết ghép đôi.
  • Giúp trẻ nhận biết và phân loại củ-lá.
  • Phát triển trí nhớ và khả năng quan sát nhanh cho trẻ.

Luật chơi: Tìm nhanh, đúng củ tương ứng với lá theo hiệu lệnh.

Chuẩn bị: Tranh vẽ tách rời phần củ và lá của một cây. Số lượng đủ cho trẻ chơi (mỗi trẻ một tranh vẽ phần củ hoặc lá).

Cách chơi:

Cách 1: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, chia làm 2 nhóm, một nhóm là củ (cầm tranh củ), một nhóm là lá (cầm tranh lá). Cô cho nhóm “củ” đứng tại chỗ cầm tranh “củ” giơ lên cao, còn nhóm “lá” chạy trong vòng tròn. Sau đó, cô nói: “Một, hai, ba, lá tìm về củ của mình thì trẻ phải thật nhanh, đến đứng trước mặt bạn cầm tranh củ tương ứng”. Ví dụ: Trẻ A cầm lá củ cải chạy đến đứng trước mặt bạn B cầm tranh củ cải và giơ tranh lên cao, sau đó hô to: “Chúng tôi là cây củ cải”.

Khi trẻ đã đứng thành đôi, lá tương ứng với củ, cô cho trẻ kiểm tra lẫn nhau. Nếu trẻ nào đứng nhầm thì cô yêu cầu trẻ tìm lại cho đúng. Trò chơi tiếp tục, cô cho trẻ đổi nhóm “củ” chạy, nhóm “lá” đứng tại chỗ.

nhung-tro-choi-ket-ban-thu-vi-cho-tre-mau-giao-anh-2
Trẻ làm quen với nhau tự nhiên hơn sau trò chơi này

Cách 2: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cô nói tên “cà rốt”, trẻ nào có tranh củ cà rốt thì đi vào đứng ở giữa vòng tròn, cầm tranh giơ lên cao. Rồi cô lại nói tiếp “lá” thì kẻ nào có tranh lá cà rốt đi vào trong vòng tròn và đứng cạnh bạn. Cả 2 trẻ đồng thanh nói: “Chúng tôi là cà rốt”. Các trẻ khác vỗ tay hoan hô động viên 2 trẻ kết bạn đúng và mỗi trẻ được thưởng một bông hoa. Trò chơi tiếp tục cho đến cặp cuối cùng. Sau đó, cô cho trẻ đổi vai chơi. Cuối cùng, trẻ nào được nhiều bông hoa nhất là trẻ đó kết bạn giỏi nhất. Khi trẻ đã chơi thành thạo, cô có thể chọn một trẻ làm “chủ trò” đưa ra các yêu cầu thay cô hoặc cho trẻ tự tìm nhau và ghép đôi tương ứng. Trò chơi này có thể tổ chức theo nhóm nhỏ ở trong lớp hoặc ngoài trời.

Trò chơi kết bạn – Kết nhóm

Mục đích: Rèn luyện phản xạ, sự nhanh nhẹn và kĩ năng chạy cho trẻ.

Chuẩn bị: Tập hợp học sinh mặt hướng theo một vòng tròn lớn hoặc hai vòng tròn đồng tâm hay khác tâm, em nọ cách em kia tối thiểu 1 – 1,5m.

Cách chơi: Học sinh chạy nhẹ nhàng hoặc vừa chạy vừa nhảy chân sáo theo vòng tròn, đọc “Kết bạn, kết bạn. Kết bạn là đoàn kết. Kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn”. Đọc xong những câu trên, các em vẫn tiếp tục chạy theo vòng tròn, khi nghe thấy giáo viên hô “Kết 2!”, tất cả nhanh chóng kết thành từng nhóm 2 người, nếu đứng một mình hoặc nhóm nhiều hơn 2 là sai và phải chịu phạt một hình phạt nào đó. Tiếp theo, giáo viên cho học sinh tiếp tục chạy và đọc các câu quy định, sau đó giáo viên có thể hô “Kết 3!” (hoặc 4, 5, 6…) để học sinh kết thành nhóm 3 hoặc 4, 5, 6… Trò chơi tiếp tục như vậy, sau 1 – 2 lần chơi, giáo viên cho học sinh chạy đổi chiều so với chiều vừa chạy.

nhung-tro-choi-ket-ban-thu-vi-cho-tre-mau-giao-anh-3
Ngoài việc làm quen, trò chơi còn giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng quan trọng

Lưu ý:

– Trò chơi này tương tự như trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy” nhưng tạo thành nhóm phong phú hơn và hình thành nhóm trong lúc đang chạy. Do đó, học sinh khó đoán hơn, vì vậy nên tổ chức sau trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”.

– Nhắc học sinh không nên chạy nhanh quá khi kết bạn để tránh chạy xô vào nhau hoặc vấp ngã.

– Giáo viên có thể sưu tầm hoặc sáng tạo lời mới cho phong phú, sinh động.

Trên đây là một số trò chơi kết bạn kết hợp trò chơi vận động cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ, nhằm giúp trẻ có thể làm quen với nhau một cách tự nhiên nhất, tạo môi trường học tập, sinh hoạt vui vẻ, gần gũi cho các em.

Xem thêm: