Mục lục
Cỏ sân golf thường được chia làm 2 loại chính là: cỏ nhân tạo và cỏ tự nhiên. Việc lựa chọn cỏ sân golf cực kỳ khắt khe và phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về mặt hình thức cũng như chất lượng. Trong bài viết này, Quà Việt sẽ giới thiệu đến bạn Top 7 loại cỏ sân golf phổ biến nhất hiện nay cũng như ưu và nhược điểm của từng loại cỏ.
1. Cỏ sân golf là loại cỏ gì? Đặc điểm như thế nào?
Nhiều người nghĩ rằng cỏ sân golf cũng giống như những loại cỏ ngoài tự nhiên hay trong công viên. Thực chất, cỏ sân golf sẽ phải có những đặc điểm riêng nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe về địa hình và đảm bảo cho golfer có thể tập luyện tốt nhất. Thông thường, cỏ sân golf cần phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản sau:
Lựa chọn mẫu cổ sân golf
Chịu được khí hậu khắc nghiệt:
Hầu như cỏ ở sân golf thường ở ngoài nắng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Cỏ không có mái che bảo vệ nên cỏ phải có độ bền cũng như khả năng chống chịu cao.
Cứng cáp, đàn hồi tốt:
Bề mặt của cỏ sân golf sẽ thường xuyên phải chịu tác động từ hoạt động đánh bóng hay đi đứng của người chơi, nhân viên. Do đó, cỏ cần phải có độ cứng cáp, đàn hồi cao, không dễ bị gãy đổ hay bị mất hình dáng.
Đặc điểm cỏ phù hợp với từng vị trí:

Khu vực Green thường yêu cầu cỏ khắt khe hơn
Trong sân golf thường được chia thành những khu vực với địa hình và chức năng khác nhau. Mỗi khu vực sẽ yêu cầu cỏ có đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:
- Khu vực Green: Đây là khu vực cỏ xung quanh lỗ golf. Cỏ ở khu vực này có yêu cầu rất cao, thường là cỏ mềm mịn, được chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên để giúp bóng golf dễ lăn vào lỗ mà không bị chệch hướng do cỏ quá cứng, dài hoặc dày.
- Khu vực Fairway: Đây là vị trí đường lăn bóng nằm giữa điểm xuất phát và khu vực Green. Cỏ sân golf vùng này thường được cắt tỉa ngắn, đồng đều, mịn để bóng dễ dàng lăn mà không bị chệch hướng.
- Khu vực Rough: Đây là khu vực sân thử thách, gồ ghề và có chướng ngại vật. Loại cỏ thường dùng ở khu vực này sẽ có độ cứng hơn, cắt cao, thô nhằm thách thức khả năng của người chơi.
2. Những loại cỏ phổ biến được dùng làm sân golf
Sân golf thường sử dụng cả 2 loại cỏ là: tự nhiên và nhân tạo. Mỗi loại cỏ sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Đặc điểm | Cỏ tự nhiên | Cỏ nhân tạo |
Khả năng chống chịu | Không chịu được khi biến đổi khí hậu, nắng mưa trong thời gian dài | Chất liệu nhựa tổng hợp, có khả năng chịu đựng mọi loại khí hậu, phù hợp với nhiều loại địa hình khác nhau |
Thân thiện với môi trường | Chăm sóc cây cần dùng thuốc bảo vệ cỏ và phân bón | Không cần sử dụng thuốc và phân, an toàn với môi trường |
Thời gian thi công | Trung bình từ 2 – 4 tháng để cỏ phát triển đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng | Lắp đặt sân là có thể sử dụng được ngay |
Chi phí bảo dưỡng | Chi phí bảo dưỡng cao, yêu cầu bảo dưỡng theo tuần | Chi phí bảo dưỡng thấp, không cần bảo dưỡng thường xuyên |
Chi phí vật liệu | 230.000 – 800.000 VNĐ/m2 | 200.000 – 300.000 VNĐ/m2 |
Để có thể lựa chọn cỏ sân golf phù hợp, bạn cần nắm rõ các đặc điểm của những loại cỏ dưới đây:
2.1 Cỏ nhân tạo

Cỏ nhân tạo thường được sử dụng trong nhiều sân golf hiện nay
Cỏ nhân tạo có nhiều ưu điểm nên đang dần được ưa chuộng tại các sân golf hiện nay:
- Dễ dàng thay lắp: Với cỏ sân golf nhân tạo, bạn có thể dễ dàng tháo rời, di chuyển, không mất nhiều thời gian bảo trì, thay mới. Có thể sử dụng ngay khi vừa lắp đặt mà không cần phải chờ cỏ mọc.
- Không cần cắt tỉa hay tưới: Loại vật liệu này không cần tưới, cắt tỉa hay bón phân giúp tiết kiệm thời gian, chi phí nước, phân bón, thuê nhân công,… Cỏ nhân tạo chỉ cần vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ với những bước đơn giản.
- Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết: Do được làm từ nhựa tổng hợp nên ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Cỏ có thể sử dụng ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt, địa hình cao, nguồn nước khan hiếm.
- Khả năng khai thác lâu dài: Có nhân tạo có độ bền cao, đàn hồi tốt nên có thể sử dụng với tần suất lớn. Chi phí phát sinh ít và có thể sử dụng ngay khi vừa lắp đặt, tiết kiệm được nhiều chi phí cho nhà đầu tư.
Cỏ nhân tạo có nhiều ưu điểm cũng như khắc phục được nhược điểm của cỏ tự nhiên. Cỏ có nhiều chất liệu, mẫu mã đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể tự lắp đặt cỏ sân golf nhân tạo tại nhà để có thể tập đánh golf mà không cần ra sân golf chuyên nghiệp.
2.2 Cỏ tự nhiên
Cỏ tự nhiên đã quá quen thuộc với các golfer. Đặc biệt, các sân golf cao cấp vẫn chuộng sử dụng cỏ tự nhiên vì chúng mang lại cảm giác sảng khoái, chân thực, gần gũi với thiên nhiên.
Có 6 loại cỏ tự nhiên được sử dụng cho sân golf, đó là:
- Cỏ Bentgrass siêu bền
Cỏ Bentgrass là loại cỏ sân golf phổ biến nhất. Chúng có ưu điểm là tốc độ phát triển nhanh, khả năng chống chịu tốt. Loại cỏ này thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng không ưa quá nóng. Cỏ sân golf Bentgrass khá mịn nên thường được dùng ở khu vực Fairway.

Cỏ Bentgrass được trồng phổ biến trong các sân golf
- Cỏ Bermuda Grass
Cỏ sân golf Bermuda Grass thường được trồng trên cát, thích hợp khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại cỏ này có thể chịu được khí hậu nóng ẩm nhưng không thể chịu được thời tiết lạnh giá. Green hoặc Fairway là 2 khu vực thường trồng cỏ Bermuda Grass nhất.
- Cỏ Perennial Ryegrass cực dễ trồng

Cỏ Perennial Ryegrass
Cỏ sân golf Perennial Ryegrass thích khí hậu mát mẻ, thường mọc thành khối, dễ dàng phủ kín bề mặt. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ mặt đất thấp thì cỏ sẽ rất dễ bị chết. Perennial Ryegrass rất dễ trồng, phát triển nhanh thành khối lớn nên thường được dùng cho khu vực Rough.
- Cỏ Zoysia
Cỏ Zoysia phù hợp với điều kiện nhiệt đới gió mùa và dễ bị chết khi gặp thời tiết lạnh. Loại cỏ này thường được trồng ở khu vực điểm xuất phát và Fairway. Chúng dễ chăm sóc khả năng sinh trưởng, phát triển chậm hơn những loại cỏ khác nên ít khi được dùng.
- Cỏ Poa Annua Grass
Cỏ Poa Annua Grass không được sử dụng phổ biến. Do loại cỏ này có bộ rễ nông cần lượng nước nhiều, thường xuyên phải tưới tiêu, chăm sóc. Cỏ Poa Annua Grass được sử dụng chủ yếu ở những sân golf quốc tế tại California.
- Cỏ Fescue cho sân golf

Cỏ Fescue
Cỏ sân golf Fescue có ưu điểm là chịu nhiệt tối, thích hợp với mọi điều kiện thời tiết. Fescue là loại cỏ sân golf phổ biến thứ 2 trên thế giới. Loại cỏ này thường được trồng ở khu vực fairway nhằm tạo tầm nhìn tốt cho các golfer. Cỏ Fescue cũng có thể trồng được ở điều kiện trong nhà. Fescue có sức sinh trưởng tốt, không tốn nhiều công tưới tiêu, chăm sóc.
3. Nên dùng cỏ sân golf nhân tạo hay cỏ tự nhiên?

Nên dùng cỏ nhân tạo hay cỏ tự nhiên cho sân golf
Với những đánh giá trên có thể thấy cỏ sân golf nhân tạo có nhiều ưu điểm cũng như tiết kiệm được chi phí hơn.
- Với cỏ nhân tạo
Cỏ nhân tạo có độ bền cao, chi phí đầu tư và chăm sóc thấp. Cỏ nhân tạo dễ dàng thay thế mà không cần tốn thời gian để cỏ phục hồi lại như cỏ tự nhiên. Hơn nữa, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí chăm sóc cho những dịch vụ như: cắt tỉa, tưới nước, bón phân,… Khi cỏ nhân tạo xuống cấp, bạn chỉ cần thay thế mới là được.
- Với cỏ tự nhiên
Nhiều sân golf hiện nay sử dụng cỏ tự nhiên. Theo chuyên gia, cỏ tự nhiên sẽ tốt hơn cho sân golf. Đồng thời, các golfer sẽ cảm thấy chân thực, chuyên nghiệp hơn khi chơi trên sân cỏ tự nhiên. Tuy nhiên, cỏ tự nhiên sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí đầu tư cho những dịch vụ như: hạt giống cỏ, gieo trồng hạt giống, chăm sóc, cắt tỉa, bón phân, tưới nước, phục hồi cỏ,…
4. Cách trồng cỏ sân golf đúng cách từ A đến Z

Hướng dẫn cách trồng cỏ cho sân golf
Để có thể trồng cỏ sân golf thì người trồng phải có một kiến thức và kỹ thuật nhất định. Quá trình trồng cỏ sẽ quyết định đến chất lượng sân golf cũng như kết quả của các cú đánh.
Điều đầu tiên khi trồng cỏ đó là cần khảo sát thời tiết, vùng đất trồng cỏ. Tùy vào từng loại đất sẽ phù hợp với những loại cỏ khác nhau. Đối với những khu vực đất cằn cỗi, thiếu dinh dưỡng,… bạn cần lên phương án cải tạo đất trước khi thực hiện trồng cỏ.
Khi trồng cỏ, bạn nên quyết định xem nên gieo hạt hay trồng cây con. Phương pháp trồng cây con thường được ưa chuộng nhiều hơn. Bởi vì, gieo hạt có thể khiến cây mọc không đều, thời gian lên chậm, tốn công sức dặm cây. Đặc biệt, những sân golf đang hoạt động thì sử dụng phương pháp trồng cây con là phù hợp nhất.
Lưu ý: Sử dụng cây con không nên dùng cây già vì cây già sẽ khó thích nghi, tốc độ phát triển chậm, dễ héo hoặc chết.
Ngoài ra, trước khi trồng bạn nên phun thuốc diệt sâu bọ cho đất trước để ngăn ngừa sâu bọ phá cây. Sau đó, bạn nên xới đất lên khoảng 4 – 5cm và tưới nước để tạo độ ẩm cho đất. Tiếp theo, bạn nên trộn thêm phần, trấu, mùn,… để cung cấp dinh dưỡng cho đất. Cuối cùng, bạn gieo hạt hoặc trồng cây con là hoàn thiện.
5. Hướng dẫn chăm sóc cỏ sân golf chuẩn từ chuyên gia

Kỹ thuật chăm sóc cỏ cho sân golf
Kỹ thuật chăm sóc cỏ sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cỏ sân golf. Đặc biệt, vấn đề tưới tiêu, bón phân cần thực hiện có bài bản, định kỳ.
Nếu bạn gieo hạt thì trong tuần đầu cần phải tưới nước đủ 2 – 3 lần mỗi ngày. Tưới nước thường xuyên sẽ cung cấp đủ độ ẩm cho đất, hỗ trợ hạt nảy mầm và hạn chế tình trạng cây con chết héo. Hầu hết, các hệ thống sân golf đều lựa chọn hình thức lắp đặt hệ thống tưới hiện đại.
Khi cỏ mọc được khoảng 2 – 3 lá, bạn sẽ bắt đầu bón phân, như sau:
- Lần 1: Sau khi trồng khoảng 5 ngày, bón lượng phân đầu tiên để kích thích sự phát triển của cỏ.
- Lần 2: Sau khoảng 15 ngày kể từ thời điểm gieo hạt.
- Lần 3: Sau khoảng 1 tháng kể từ thời điểm gieo hạt.
Sau khoảng 3 tháng, sẽ bước vào giai đoạn chăm sóc cỏ sân golf. Bạn cần cắt tỉa, loại bỏ cây chết, cỏ hỏng không thể sử dụng. Sau đó, tiếp tục chăm sóc, tưới nước và bón phân định kỳ để đảm bảo cỏ phát triển ổn định.

Cắt tỉa cỏ cho sân golf
Trên đây là tổng hợp những kiến thức quan trọng về cỏ sân golf. Việc lựa chọn, trồng và chăm sóc cỏ sân golf đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và kỹ thuật nhất định. Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn có được những thông tin cần thiết về cỏ sân golf.
Xem thêm:
- Golf là gì? Tìm hiểu A-Z những điều cần biết về bộ môn Golf
- Cập nhật bảng giá sân golf mới nhất và chi tiết nhất 5/2023
- Luật chơi golf cơ bản 2023 dành cho người mới bắt đầu
- Tập golf cho người mới bắt đầu với hướng dẫn chi tiết nhất