Top 4 trò chơi trung thu cho thiếu nhi vui nhất dịp tết 2023

Rằm Trung thu có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với tuổi thơ của mỗi người. Ngoài phá cỗ, rước đèn thì những trò chơi vui nhộn cùng các bạn là điều không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung thu. Hãy tìm hiểu ngay các trò chơi trung thu trong dịp lễ này qua bài viết sau.

Nguồn gốc tết trung thu

Theo phong thục truyền thông của người Việt Nam và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Trung Thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.Vào dịp này, mỗi nhà sẽ bày mâm cỗ cúng gia tiên với hoa quả, bánh kẹo dưới ánh trăng.

Trong đó cây đa, Chú Cuội, Chị Hằng là những nhân vật quen thuộc đêm Trung thu đã in sâu vào tiềm thức các thế hệ trẻ em Việt Nam, giúp các em thêm yêu văn hóa dân gian, những câu chuyện cổ tích và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó không thể kể đến là các trò chơi trung thu vô cùng vui nhộn và thú vị cũng là một trong những nét đặc trưng của dịp này, đặc biệt là đối với trẻ em.

>>> Xem thêm: Học văn hóa dân gian qua các trò chơi tập thể

Những trò chơi Trung thu vui nhộn ngày Tết

Trò chơi trung thu Múa lân

Người Việt đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu, lân trong văn hóa Việt là con vật tượng trưng cho điềm lành. Trò chơi trung thu múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống.

nhung-tro-choi-vui-nhon-cho-dip-tet-trung-thu-anh-1
Múa lân là trò chơi trung thu không thể thiếu của mỗi mùa Trung thu

Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân,… Đám múa lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.

Trò chơi Tết Trung thu – Rước đèn Trung thu

Rước đèn Trung thu là một trò chơi trung thu vừa có ý nghĩa lại vô cùng đặc trưng và không thể thiếu của người Việt. Trẻ nhỏ vừa cầm đèn ông sao (có thể thắp nến hoặc không) đi khắp đường làng, ngõ xóm trong đêm rằm vừa hát vang bài “Chiếc đèn ông sao”.

nhung-tro-choi-vui-nhon-cho-dip-tet-trung-thu-anh-2
Rước đèn là hoạt động đặc trưng dịp Trung thu, được nhiều bạn nhỏ yêu thích

Mỗi khu vực, địa phương có thể tổ chức những hội thi hoặc lễ rước đèn Trung thu riêng. Đèn Trung thu ngày nay hình thù và màu sắc, kích cỡ cũng đa dạng, phong phú như đèn hình con cá, đèn con thỏ, đèn họa tiết hiện đại… Trẻ nhỏ có thể cầm theo những món đồ chơi của riêng mình hoặc đeo mặt nạ, hòa cùng vào không khí chung vui.

Trò chơi Trung thu – Rồng rắn lên mây

Với trò chơi trung thu này, trẻ cần có một nhóm từ 5 người trở lên, một bé đóng vai người chủ đứng/ngồi tại chỗ, những trẻ còn lại xếp hàng nối đuôi nhau, vừa đi vừa đọc: “Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Có cái nhà điểm binh. Có ông chủ ở nhà không?” và tạm dừng bước trước mặt ông chủ.

Ông chủ có thể trả lời có hoặc không, nếu đáp là “không”, nhóm trẻ sẽ đi và tiếp tục hỏi lại những câu hát trên cho tới khi nào ông chủ đáp “có”. Khi đó, nhóm trẻ sẽ hỏi lại: “Ông xin khúc nào?”, ông chủ có thể đáp: “Cho xin khúc giữa/đuôi?”, liền đó cả nhóm sẽ hát: “Tha hồ mà đuổi”.

nhung-tro-choi-vui-nhon-cho-dip-tet-trung-thu-anh-3
Trò chơi quen thuộc với trẻ em Việt Nam

Sau câu trả lời đó của nhóm trẻ, người đóng vai ông chủ phải chạy sao cho chạm được “khúc” (người) mà mình đã xin. Trẻ đứng ở đầu nhóm phải cố gắng dang tay che cho người phía sau (trẻ mà ông chủ vừa “xin”) không bị bắt. Nếu ông chủ bắt được trẻ đó thì người này sẽ đóng vai ông chủ và tất cả chơi lại từ đầu.

Trò chơi Trung thu – Chuột nhử mèo

Cả nhóm (có thể gồm 6 – 7 em hoặc nhiều hơn) sẽ oẳn tù tì tìm người đóng vai chuột, các thành viên còn lại là mèo. Các bạn đóng vai mèo ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào giữa, để hai tay khum lại phía sau lưng để đón mồi.

Em nhỏ đóng vai “chuột” tay cầm chiếc khăn (mồi) cứ thế chạy quanh khắp phái ngoài vòng tròn. Trong quá trình chạy, “chuột” phải kín đáo thả khăn sau lưng một bạn “mèo” nào đó và cố gắng đừng để người ấy phát hiện.

Sau khi chạy hết một vòng, nếu “chuột” phát hiện thấy “mèo” đó chưa biết có khăn mồi ở sau lưng, thì “chuột” có quyền cầm khăn mồi lên và quất mạnh vào vai và lưng của chú mèo mất cảnh giác… Khi đó em nhỏ đóng vai “mèo” bị thua phải đứng dậy, chạy quanh để tránh đòn và lập tức về ngồi lại chỗ cũ thì mới thoát.

Nếu “mèo” nhanh trí phát hiện khăn mồi ở sau lưng, thì cần lập tức cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi “chuột” quanh vòng tròn. Để thắng cuộc, “chuột” phải chạy nhanh hết vòng, né được đòn và ngồi vào vị trí của “mèo” bỏ lại mới thoát. Trò chơi cứ thế liên tục với chú “chuột” mới chính là em nhỏ đóng vai “mèo” thắng cuộc.

Trung thu có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của trẻ em Việt Nam. Nếu chúng ta biết tổ chức trò chơi trung thu và bổ ích thì ngày Tết Trung thu của các bé sẽ càng thêm trọn vẹn và đáng nhớ.

>>> Xem thêm: Gợi ý một vài trò chơi ngoài trời cho trẻ em vui nhộn nhất